Những mối nguy hiểm khi côn trùng cắn trẻ nhỏ

Côn trùng ( ruồi, muỗi, kiến, gián) cắn không chỉ gây viêm da, đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu ở mức độ khác nhau, mà còn truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, Zika…

Theo bác sĩ Ngô Minh Vinh – Giảng viên bộ môn da liễu, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, côn trùng tuy nhỏ nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe lẫn thẩm mỹ. Đặc biệt, trẻ nhỏ chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân, nên thường trở thành “con mồi” cho chúng. Bé gãi vết thương theo bản năng sẽ dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng, mưng mủ và dễ để lại sẹo thâm.

Nhiều cách phòng và trị côn trùng cắn cũng được bác sĩ Ngô Minh Vinh, dược sĩ Ngọc Thu và MC Ốc Thanh Vân chia sẻ trong buổi livestream tư vấn trực tiếp ngày 9/11. Chương trình gồm ba phần chính: phân tích tác hại nguy hiểm của côn trùng; phòng ngừa và điều trị côn trùng cắn đúng cách; hỏi đáp với phụ huynh.

Không ít thắc mắc của phụ huynh đã được các chuyên gia hồi đáp và tư vấn cặn kẽ. Tại sao cha mẹ phòng ngừa cẩn thận, nhưng bé vẫn bị côn trùng tấn công? Làm gì để vết muỗi đốt, kiến cắn không để lại sẹo thâm trên da? Liệu có nên thoa dầu xanh, chà chanh lên vết thương cho bé? Sử dụng vòng chống muỗi, xịt chống côn trùng hiệu quả không?… là những câu hỏi đa số phụ huynh băn khoăn.

Theo chuyên gia, hầu hết các gia đình chưa áp dụng triệt để cách phòng ngừa muỗi đốt cho bé, hoặc chọn lựa biện pháp thiếu an toàn và hiệu quả. Bác sĩ Vinh đã phân tích ưu nhược điểm của từng cách phòng và trị côn trùng cắn. Nhờ đó, phụ huynh được trang bị kiến thức cần thiết, lựa chọn phương pháp phù hợp hơn cho bé theo từng độ tuổi khác nhau.

Bà mẹ 3 con Ốc Thanh Vân cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm cá nhân trong việc chăm sóc, bảo vệ bé khỏi muỗi và côn trùng. Nữ MC chọn cách kết hợp nhiều biện pháp khoa học như mặc quần áo dài tay, bôi kem chống muỗi, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, diệt lăng quăng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *